Huyền bí chùa Phù Dung – Hà Tiên

Về tham quan miền đất Kiên Giang và An Giang, du khách luôn có rất nhiều dịp để đến thăm các ngôi chùa nổi tiếng ở vùng đất này. Đến Kiên Giang, Chùa Phù Dung là một trong những địa điểm tham quan Hà Tiên chắc chắn du khách không thể bỏ lỡ.

Từ lâu, Hà Tiên không chỉ nổi tiếng vì có nhiều thắng cảnh đẹp bậc nhất Nam bộ mà còn được biết đến bởi những danh lam gắn liền với lịch sử, truyền thuyết về dòng họ Mạc. Bởi thế, khi đến tham quan Hà Tiên thơ mộng, du khách thường kết hợp hành hương chiêm bái các ngôi chùa cổ, lăng miếu nơi cõi biên thùy này.

Việc kết hợp du lịch-hành hương đang là nhu cầu thiết yếu giữa cuộc sống hối hả và bận rộn của thời đại ngày nay mà đa phần du khách đều rất thích. Cho nên, các công ty du lịch, các nhóm, đoàn hành hương tự phát không ngừng phát triển xu thế du lịch tâm linh này. Và non nước Hà Tiên là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn mà du khách bốn phương tìm đến.

huyen bi chua phu dung ha tien 1

Chùa Phù Dung hiện tọa lạc dưới chân núi Bình San, phường Bình San, Thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

Chùa Phù Dung lôi cuốn du khách một phần vì những truyền thuyết và những câu chuyện kể quá thú vị trong nhân gian liên quan đến chùa. Theo dòng lịch sử, đã có khá nhiều giả thiết và tranh cãi về sự hình thành cũng như hiện diện của tên chùa. Sự tranh cãi này dường như không làm suy giảm về những điều đặc biệt mà Chùa Phù Dung đã có mà như tiếp thêm sự kỳ bí, là nguồn hứng khởi cho thơ văn, và như một họa tiết thi vị cho bức tranh văn hóa giản dị nhưng đầy màu sắc của xứ sở Hà Tiên.

huyen bi chua phu dung ha tien

Theo nhiều nghiên cứu, Chùa Phù Dung xưa là một am tự hãy còn tích với nền dài 12m rộng 9m được phát hiện năm 1969. Còn Chùa Phù Dung hiện tại được xem là Chùa Phù Dung mới được xây dựng năm 1846 ở phía bắc núi Bình San có tên là Chùa Phù Anh nhưng người dân vẫn quen gọi là Chùa Phù Dung. Trong sân chùa có tượng Quan Thế Âm bằng xi măng, tô vôi trắng, tượng ngự trên đài cao. Chính điện của chùa có tượng Thích ca Mâu-ni, bên cạnh là tượng 2 đệ tử A-nan, Ca-diếp. Nơi đây có 4 tấm phù điêu với mỗi tấm cao 1.3m, rộng 2,3m miêu tả 4 cảnh trong cuộc đời Đức Phật từ đả sanh, xuất gia, thuyết pháp đến nhập niết bàn. Phía sau Chính điện qua một cái sân nhỏ sẽ đến Ngọc Hoàng bửu điện – tòa điện cao thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế và 2 vị Nam Tào, Bắc Đẩu.

huyen bi chua phu dung ha tien 2

Chính điện của chùa có tượng Thích ca Mâu-ni, bên cạnh là tượng 2 đệ tử A-nan, Ca-diếp

Là một trong những danh lam cổ tự của miền đất Hà Tiên hiền hòa thơ mộng, chùa Phù Dung không chỉ điểm tô cho non nước cõi biên thùy nét uy nghiêm trầm mặc của một ngôi già lam mà còn làm say lòng du khách bởi phát tích câu chuyện tình diễm lệ của ngài Tổng trấn và “nàng Ái cơ trong chậu úp”.

huyen bi chua phu dung ha tien 3

Lăng Bà Phù Dung hay còn gọi mộ bà Phù Cừ sau chùa dưới chân núi Bình San được người đời gọi là mộ bà Dì Tự. Bà mất vào ngày Rằm tháng hai năm Tân Tỵ. Tương truyền, trước khi lâm chung, bà để lại bài thơ sau:

Xuất xứ trần nê cảnh giới tiền
Ung dương thanh bạch đối viêm thiên
Xuân thu nùng đạm quần phương phố
Cao khiết hà như dạ chiếu liên.

Dịch nghĩa:

Vươn khỏi bùn nhơ thoát vươn lên
Phô lòng trong trắng giữa thiên nhiên
Xuân thu đậm nhạt bao hồng tía
Đừng sánh thanh cao với đóa sen.

(Trích trong bài Sự tích chùa Phù Dung của Thượng tọa Thích Nhật Quang)

Chùa Phù Dung Hà Tiên cho đến nay vẫn luôn là điểm tham quan rất thi vị, luôn hiện diện trong các chuyến hành hương du lịch Hà Tiên 3 ngày 2 đêm của nhiều du khách. Đến Chùa Phù Dung du khách không chỉ để được nghe những truyền thuyết, sự tích xưa đầy thú vị, mà còn có dịp vãn cảnh chùa yên tĩnh và đầy trầm tư nơi núi Bình San kỳ vỹ.

Leave a Reply