Nghề ăn ong ở vùng rừng núi Hà Tiên xưa

Khi đi du lịch Hà Tiên hẳn rừng U Minh là một điểm đến tuyệt vời thu hút rất nhiều du khách. Đặc biệt là liên quan đến đặc sản mật ong U Minh và nếu người dân xứ U Minh thu hoạch mật ong bằng cách gác kèo thì đồng bào Khmer vùng Hà Tiên xưa lại ăn ong theo cách khác…

Do vùng rừng Hà Tiên không phải là rừng tràm thuần chủng mà có rất nhiều loại cây khác sống hỗn giao với tràm, cho nên những nhánh cây tạp mọc tự nhiên theo thế giống kèo để ong mật làm tổ rất nhiều. Người ta gọi đó là kèo thiên nhiên và tổ ong được gọi là “dọi”. Riêng đồng bào Khmer thì gọi chúng là ong “trời cho”. Cũng vì vậy mà xưa kia ở vùng này không có mấy người làm nghề gác kèo ong như ở U Minh Thượng.

nghe an ong o vung rung nui ha tien xua 1

Theo nhiều tài liệu còn ghi lại thì vùng rừng của Hà Tiên ngày xưa rất rộng lớn, bắt đầu từ bờ biển Tây kéo dài đến khu vực Bãy Núi tỉnh An Giang ngày nay. Nơi nào cũng có thể là chỗ thích hợp cho ong đóng dọi. Cho nên người ăn ong chỉ việc chịu khó luồn rừng đi tìm là có thể thu hoạch được ít nhiều mật và sáp. Tuy nhiên, khu rừng tại xã Dương Hoà và khu khác tại xã Bình An (ngày nay thuộc huyện Kiên Kương) là nổi tiếng có nhiều ong. Sở dĩ như vậy là vì rừng ở những nơi này là loại hình rừng trên vùng đất bán sơn địa, có nhiều loại cây cho hoa quanh năm, ong không phải đi xa lấy mật nên chúng tập trung ở khu vực này với mật độ dày. Có tài liệu mô tả là ong đóng dọi ở hai khu rừng này tới mức “hằng hà sa số”.

nghe an ong o vung rung nui ha tien xua 2

Ngoài ra còn phải kễ đến khu rừng núi Mo So. Ở đây ong nhiều và làm tổ quanh năm. Nhưng do đường vào rất khó khăn, lại có địa hình núi đá tai mèo dựng đứng, trong khi ong phần lớn chỉ làm tổ trên vách núi cheo leo nên ít người dám vào đây ăn ong. Muốn vào phải đi thành tốp năm bảy người để hỗ trợ nhau. Hiện nay, núi Mo So là di tích lịch sử-danh thắng đang thu hút được nhiều du khách đến thưởng ngoạn vì quang cảnh rất kỳ vĩ, ngoạn mục và đường sá thông thương dễ đi.

Người đi ăn ong ở vùng rừng núi Hà Tiên phần là đồng bào người Khmer. Do tín ngưỡng có khác với người Việt nên trước khi đi ăn ong, người Khmer làm một số nghi thức cúng tế thần linh rồi mới vào rừng. Suốt thời gian ở rừng thì không được hớt tóc, vì theo quan niệm, nếu hớt tóc trong thời gian đó rất dễ gặp tai nạn bất ngờ. Người ta đi bắt tổ ong (dân gian vùng này gọi là “cạo ong) chủ yếu vào lúc tối trời để tránh bị ong đánh (ong chích). Khi bắt tổ ong, người ta dùng bộ quần áo may bằng bao bố tời (bao đay) trùm kín cả người, chỉ chừa hai lổ nhỏ ngay mắt để nhìn. Có lẽ vì ong mật vùng này hung dữ hơn ở U Minh Thượng nên người ta phải trang bị như vậy.

nghe an ong o vung rung nui ha tien xua 3

Tháng năm âm lịch là tháng ăn ong ở vùng rừng Hà Tiên. Những người khạo rừng lập thành từng đoàn có người chỉ huy và cất hẳn lán trại để sinh hoạt hẳn cả tháng trời trong rừng.

Ăn ong là một nghề nghiệt ngã. Do dùng lữa khói để xua đàn ong rời tổ nên những người ăn ong đã không ít lần vô tình làm cháy rừng. Cũng không ít người trong số đó đã bỏ mạng vì những hiểm nguy luôn rình rập theo từng bước chân như bị rắn độc cắn, gặp thú dữ, té từ trên cành cây hay vách núi…

Leave a Reply