Rùng rợn nhà tù Hà Tiên

Nhà tù Hà Tiên nằm trên một khu đất bằng phẳng hình chữ nhật chiều dài 30m, chiều rộng 25m, bao quanh là bức tường bằng đá kiên cố, cao 3,50m, dày 0,50m, bốn gốc có bốn tháp canh. Di tích này có hay ý nghĩa lịch sử quan trọng

Nhà tù Hà Tiên nằm trên một khu đất bằng phẳng hình chữ nhật chiều dài 30m, chiều rộng 25m, bao quanh là bức tường bằng đá kiên cố, cao 3,50m, dày 0,50m, bốn gốc có bốn tháp canh. Di tích này có hay ý nghĩa lịch sử quan trọng. Đây vừa là nơi tố cáo tội ác thực dân Pháp, chúng đã giam hang ngàn người Việt Nam yêu nước, tra tấn đánh đập dã man; đây cũng là nơi ra đời một chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam ở Nam Bộ từ năm 1930

54398099
Nhà tù Hà Tiên là dấu vết lịch sử của thời kỳ thực dân Pháp xâm lược và đô hộ nước ta. Nhà cầm quyền thực dân lấy nhà tù làm công cụ, phương tiện để đàn áp tinh thần yêu nước bất khuất của người Việt Nam và tưởng rằng tra tấn, gông cùm sẽ làm nhụt ý chí của những người chiến sĩ cách mạng. Nhà tù Hà Tiên là một trong những bản cáo trạng nói lên sự nham hiểm, độc ác của thực dân Pháp và Mỹ, cũng là bằng chứng về tinh thần yêu nước, tinh thần cách mạng quật cường của nhân dân Việt Nam. Trong nhà tù, cái chết có thể ập đến bất cứ lúc nào, nhưng một chi bộ cộng sản vẫn ra đời và hoạt động ngay trước mặt kẻ thù, lãnh đạo tù nhân đấu tranh chống áp bức, đấu tranh đòi quyền sống. Chi bộ nhà tùn Hà Tiên chính là niềm tự hào trong lịch sử của Đảng bộ tỉnh Kiên Giang.

Ở đây có nhiều cực hình tra tấn dã man như: tra điện, kẹp điện vào mang tai, cổ tay, cổ chân… cho điện giật rồi xối nước lạnh. Có một phòng hỏi cung để đầy dụng cụ tra tấn, đánh đập để uy hiếp ép cung.

3-thanh-3-1385634951587

Không chỉ tra tấn, bọn chúng còn bắt tù nhân phải lao động rất vất vả. Trước năm 1930 nhà tù không có nhà vệ sinh, nên mỗi ngày chúng cử hai tù nhân khiêng thùng ra sông đổ. Hằng ngày tù nhân phải đánh trống để báo giờ cho dân địa phương; tù chính trị phải đẩy xe đất từ Núi Lăng xuống đắp con đường lên Pháo Đài nối liền với Lầu Ba, đắp khu đầm lầy nay gọi là khu đất mới, đắp đường Trần Hầu và khu đất bên sông trước chợ. Tù nhân lao dịch còn bị đánh đập, ăn uống cực khổ, chỉ toàn cá ươn và bí rợ.

Từ tháng 5 năm 1930, nhà tù Hà Tiên có thêm tù nhân chính trị. Và cũng từ đó, chi bộ Cộng sản được thành lập tại đây, ông Nguyễn Chánh Nhì được bầu làm Bí thư.

Giữa năm 1930, tại khám Hà Tiên nổ ra cuộc đấu tranh của tù chính trị do chi bộ nhà tù trực tiếp lãnh đạo. Tù nhân tuyệt thực, đòi được chăm sóc đời sống, đòi giảm giờ lao động khổ sai, cải thiện chế độ ăn uống… Đội tự vệ của nhà tù được thành lập, họ lấy dụng cụ lao động đối phó với bọn cai ngục. Tuy cuộc đấu tranh bị đàn áp nhưng gây tiếng vang lớn, nhiều đồng bào đã tỏ lòng kính phục những người Đảng viên Cộng sản. Số Đảng viên trong chi bộ lúc đầu hiện nay chưa rõ, chỉ biết có Bí thư Nguyễn Chánh Nhì và Đảng viên Dân Tôn Tử. Trong quá trình hoạt động đã kết nạp được Đảng viên mới như Vương Văn Tí, Đỗ Văn Hội…

Trong thời gian đi lao động ở Núi Lăng, tù chính trị được tiếp xúc với bên ngoài. Chi bộ nhà tù đã tuyên truyền quần chúng giác ngộ cách mạng, tập hợp những quần chúng tích cực, có đủ phẩm chất thành lập một chi bộ Đảng, lấy tên là Đảng bộ Cộng sản Hà Tiên gồm năm người.

– Nguyễn Viết Thị (thợ hồ) làm Bí thư Chi bộ.

– Huỳnh Văn Lình (thợ đồi mồi).

– Cao Văn Thanh (thợ đồi mồi).

– Và hai Đảng viên nữa ở Phú Quốc cũng là thợ đồi mồi.

Ngày nay, đến thăm di tích nhà tù Hà Tiên, chúng ta không thể nào quên được những tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân Việt Nam, càng không thể quên được những gian khổ và công lao của biết bao con người đã anh dũng hi sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.